Cơ quan thực hiện: |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện.
|
Cơ sở pháp lý:
|
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30 tháng 4 năm 2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày ngày 20 tháng 02 năm 2015;
- Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
|
Trình tự thực hiện:
|
- Bước 1:Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình nộp trực tiếp hoặc gửi Bưu điện một bộ hồ sơ đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
- Bước 2:Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
- +Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ có ghi rõ thời gian tiếp nhận và thời gian hẹn trả kết quả trao cho người nộp;
- +Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 3:Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Văn hóa và Thông tin tiến hành thẩm định hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thời hạn thẩm định được tính lại từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bước 4:Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ khi có kết quả thẩm định, Phòng Văn hóa – Thông tin phải gửi một bộ hồ sơ và biên bản thẩm định trìnhUỷ ban nhân dân quyết định đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở.
- Bước 5:Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời phê duyệt Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở. Trường hợp từ chối đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
- Bước 6:Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình đề nghị căn cứ ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
|
Cách thức thực hiện:
|
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bưu điện tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
|
Thành phần và số lượng:
|
- Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu);
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
Quy chế hoạt động của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung);
Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm đặt trụ sở), mỗi loại 01 bản.
- Số lượng hồ sơ: (01) bộ.
|
Thời gian giải quyết:
|
Hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
Đối tượng thực hiện:
|
Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, người đứng đầu, nội dung hoạt động.
|
Kết quả:
|
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình và Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt (trường hợp quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung).
Hoặc văn bản từ chối đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có nêu rõ lý do.
|
Yêu cầu và điều kiện:
|
Không.
|
Lệ phí:
|
Không.
|
Tài liệu đính kèm:
|
File thứ 1: 5032-qd-ubnd_3_227202215.pdf
|