Cách thức thực hiện:
|
1. Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại Ban tiếp công dân huyện.
2. Tiếp nhận, xác định nhân thân của công dân. Yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, trường hợp được ủy quyền cần xuất trình giấy ủy quyền.
3. Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu.
Khi công dân có đơn trình bày rõ ràng, đầy đủ thì cán bộ tiếp dân phải xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý cho phù hợp
Nếu nội dung đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu
Trường hợp không có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn theo quy định của pháp luật
Nếu công dân trình bày trực tiếp thì phải ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị công dân ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản
Trường hợp đơn có nhiều nội dung khác nhau thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết
Cán bộ tiếp nhận đơn, thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân
4. Phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân.
5. Thông báo kết quả.
6. Lưu hồ sơ theo quy định
|
Thời gian giải quyết:
|
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Tiếp công dân:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
|