Rau củ quả công nghệ cao
Từ mô hình đi đầu trồng và chế biến các loại nấm Linh Chi rất hiệu quả, cơ sở Bảy Yết ở Tân Thới Nhì chuyển sang trồng nấm Bào Ngư, mở rộng cung cấp meo nấm giống cho các nơi; nhiều mô hình sản xuất rau mầm; rau nhà lưới ở HTX dịch vụ nông nghiệp Ngã Ba Giồng; các cơ sở giống cây kiểng Bảy Châu (Trung Chánh), HTX giống cây kiểng, bonsai ở Tân Hiệp, xương rồng Ngọc Long ở Thới Tam Thôn, cũng liên tục có nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị trường. Trong chăn nuôi heo, bò sữa, heo rừng lai… Có các trại chăn nuôi heo Tiền Phong (Tân Thới Nhì), cơ sở chăn nuôi của chị Hường ở Tân Hiệp, anh Thuận ở Đông Thạnh… với qui mô gần trăm con, khép kín từ khâu chế biến thức ăn, vắc sữa, thu mua sơ chế sữa bò… Hoặc các cơ sở cung cấp giống lươn, ếch, cá… của anh Trần Kim Sơn xã Tân Xuân; các giống động vật quý, hiếm ở Xuân Thới Đông, ở xã Đông Thạnh…
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Quyết định số 13 của UBND.TP giúp các hộ nông dân ở huyện chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh theo hướng nông nghiệp đô thị đã hỗ trợ lãi xuất, giải ngân cho hàng trăm dự án SXKD nông nghiệp ở các xã-thị trấn, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, giúp nhiều hộ nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp ngày càng ăn nên làm ra, mở rộng qui mô sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề lao động nông dân, thay đổi hình ảnh nông thôn, nông nghiệp huyện,tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng đáp úng yêu cầu ngày càng cao của thị trường đa đạng ngày nay.
Theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ huyện Hóc Môn nhiệm kỳ 2015-2020, huyện sẽ chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng “Thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp”. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị. Huyện xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông thôn, nông nghiệp huyện, đòi hỏi công tác tuyên truyền phải đi trước, để giúp cho nông dân không ngừng cải tiến, làm ra những sản phẩm nông nghiệp vừa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, vừa khẳng định thương hiệu nơi xuất xứ với thị trường. Việc sản xuất nông nghiệp đô thị phải đồng bộ, gắn với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, mạng lưới giao thông được đầu tư, đủ khả năng phục vụ nhu cầu phát triển bền vững của xã hội. Mặt khác, đất sản xuất nông nghiệp ở các vùng ngoại thành, ngày càng thu hẹp qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặt ra vấn đề quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp phải hợp lý, khai thác hiệu quả tối đa, đạt giá trị sản lượng cao trên cùng một diện tích. Chọn từng loại cây trồng phù hợp đặc điểm thổ nhưỡng của vùng; nhất là phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh ngày nay,nâng cao sức cạnh tranh của nông sản phẩm.
Rau sạch vào siêu thị
Bên cạnh, để phát triển nông nghiệp đô thị ở huyện một cách bền vững, góp phần vào phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thiết nghĩ, các ngành chức năng cần quan tâm giải quyết những vấn đề sau: Cần rà soát quy hoạch và có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, hài hòa; sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh. Tăng cường đầu tư vốn; đa dạng mô hình, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ; tăng sức cạnh tranh sản phẩm làm ra trên thị trường trong và ngoài nước. Phát huy vai trò các trung tâm giao dịch, chợ đầu mối, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Tập trung sản xuất những sản phẩm đặc thù của từng vùng với chất lượng cao, nuôi trồng các loại cây con giá trị kinh tế cao (ví dụ: 1 kg thịt heo rừng lai bằng 3 kg heo bình thường, hoặc 1 chậu kiểng bonsai, 1 chậu mai kiểng cổ giá bằng hàng ngàn chậu bông thường…). Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bài toán giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Kể cả, có chính sách mở rộng, nâng cấp việc chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, giảm chi phí đóng gói (bao bì mới), cung cấp dịch vụ ; tạo việc làm và tăng thu nhập bền vững cho lao động nông thôn. Có như thế mới thúc đẩy người nông dân huyện Hóc Môn toàn tâm, toàn lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị.